Tìm nhà đầu tư Dự án trang trại chăn nuôi bò sạch chất lượng cao tại xã Phú Hòa, Lương Tài, Bắc Ninh

Findi tóm tắt một số nội dung chính của dự án, các nhà đầu tư có nhu cầu liên hệ với sàn gọi vốn Findi để được tư vấn, cung cấp chi tiết nội dung của dự án, các thông tin liên quan.

 

Ảnh minh họa dự án

 

DỰ ÁN TRANG TRẠI NUÔI BÒ SẠCH CHẤT LƯỢNG CAO TẠI XÃ PHÚ HÒA, HUYỆN LƯƠNG TÀI, BẮC BINH

 

1. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

– Chủ đầu tư: Bà Nguyễn Thị Hường

– Năm sinh: 08/02/1970

– Số căn cước công dân: 027170001336           Ngày cấp: 14/04/2021

Nơi cấp: Cục trưởng Cục quản lý Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

– Địa chỉ: Phú Hòa, Lương Tài, Bắc Ninh

– Điện thoại: …………………………………………………………………….

 

2. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án: Dự án hệ thống trang trại chăn nuôi bò sạch chất lượng cao.

– Địa diểm xây dựng: xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

– Bản đồ khu vực công trình: Có trích lục bản đồ vị trí dự án kèm theo.

– Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

– Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

– Thời gian lập dự án: Từ tháng …../2021 đến …../2021.

 

3. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

-Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng  bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng.

– Từng bước đưa chăn nuôi bò thịt trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh.

– Phát triển chăn nuôi bò và đặc biệt là bò thịt để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, phụ phế phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và xuất khẩu.

– Phát triển chăn nuôi bò phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Bắc Ninh.

– Tạo sự chuyển dịch trong chăn nuôi bò theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, năng suất cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.

– Ứng dụng và tiếp thu công nghệ chăn nuôi bò hiện đại của thế giới, từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển ngành chăn nuôi bò địa phương có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn.

– Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bắc Ninh cũng như cả nước.

– Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội; tăng thêm ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế và tạo thu nhập cho bản thân chủ đầu tư.

– Dự án tiến hành đầu tư xây dựng 1 trang trại chăn nuôi bò, đồng thời, nhận chuyển giao, tiếp nhận thành công và làm chủ 3 quy trình công nghệ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt có quy mô 500 con bò thịt năng suất chất lượng cao từ con lai F1 BBB, tương ứng 200 – 250 tấn thịt bò hơi chất lượng cao xuất chuồng nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

– Xây dựng mô hình trồng cỏ, cây thức ăn thô xanh, chế biến thức ăn thô xanh chất lượng cao.

– Cung cấp cho xã hội một khối lượng đáng kể thực phẩm: Thịt bò có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Góp phần phát triển kinh tế địa phương và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao đời sống cho người dân.

– Đào tạo và tập huấn để phổ biến rộng rãi kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu con giống có chất lượng cao cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt của vùng:

+ Đào tạo 02 kỹ thuật viên về chăn nuôi, phòng chữa bệnh và quản lý đàn bò.

+ Tập huấn kỹ thuật cho 200 lượt người dân về kỹ thuật chăn nuôi bò lai BBB và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thức ăn thô xanh làm thức ăn cho bò.

 

4. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ TÍNH KHẢ THI

Bò thịt hay bò lấy thịt, bò nuôi lấy thịt những giống bò nhà được chăn nuôi chủ yếu phục phụ cho mục đích lấy thịt bò. Đây là những giống bò cao sản, được chăn nuôi theo kiểu tăng trọng thể hiện qua giai đoạn vỗ béo. Việc chọn các giống bò thịt được thực hiện công phu để chọn ra những giống bò nhiều thịt với tỷ lệ xẻ thịt và thịt lọc cao, nhiều thịt nạc, có khả năng chống chịu với bệnh tật, thích nghi tốt, và có khả năng lai tạo để cải tạo các đàn bò bản địa. Có những giống bò thịt có thể lên đến 1 tấn. Trung bình một con bò thịt có trọng lượng 450 kg khi còn sống sẽ cho một lượng thịt nặng khoảng 280 kg sau khi máu, đầu, sừng, chân, da, móng, nội tạng và ruột đã được tách bỏ (gọi là khối lượng thịt xẻ). Nếu thực hiện theo quy trình giết mổ, được treo trong một căn phòng lạnh cho từ một đến bốn tuần, trong thời gian đó nó sẽ mất đi một số cân nặng như nước bị khô từ thịt. Khi xương được chặt thì khúc thịt bò này sẽ còn khoảng 200 kg. Thịt bò là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, cùng với thịt lợn, được chế biến và sử dụng theo nhiều cách, trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, cùng với thịt lợn và thịt gà, thịt bò là một trong những loại thịt được con người sử dụng nhiều nhất. Bò thịt được chăn nuôi để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng trên thế giới. Theo một thống kê, bình quân nhu cầu tiêu thụ thịt bò/người/năm của thế giới là 9,2 kg/người/năm, các nước phát triển tỷ lệ thịt bò chiếm 25-30% tổng lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người, riêng ở Việt Nam tỷ lệ thịt bò/tổng lượng thịt hơi tiêu thụ là 5,19% (tương đương 0,85 kg thịt xẻ/người/năm).

Bò thịt có đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn, cơ bắp, nhiều thịt, tỷ lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800 kg, con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo.

Về ngoại hình, chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật. Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao động từ 250 kg đến 350 kg/con và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con. Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo nhanh hơn bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi. Bò nuôi từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ, mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn.

Khác với bò sữa chuyên phục phụ cho mục đích lấy sữa hoặc các giống bò nhà khác phục vụ cho mục đích cày kéo, vận chuyển…. Con giống bò thịt khác nhau cũng khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khả năng tích lũy thịt, mỡ. Con lai của bò Charolais có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford, lượng mỡ của thịt bò Charolais thấp hơn thịt bò Hereford. Bò thịt Charolais có tỷ lệ thịt xẻ là 60% và thịt tinh là 45%. Hiện nay để sản xuất bò thịt nhiều nới trên thế giới đã lai tạo được nhiều giống bò có tỷ lệ thịt xẻ lên tới 70%, thịt tinh trên 50%, thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là giống bò vàng (bò cỏ, bò cóc) có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, thịt tinh là 31%, do vậy khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế không cao. Giống bò lai hướng thịt chất lượng cao là những con được sinh ra từ bò cái có 1/2, 1/3 hoặc 3/4 máu các giống bò lai trong nhóm Zêbu như Sind, Bò Shahiwal, Brahman, có trọng lượng từ 220 kg trở lên, khỏe mạnh, không bệnh tật, khả năng sinh sản tốt cho phối giống với bò trong nhóm Zêbu hoặc các giống bò chuyên thịt như Smemtal, Charolais, Limouse, Droumaster… Thời gian gần đây ở Việt Nam đang triển khai mô hình nuôi bò lai Zêbu chất lượng cao và bò 3/4 máu ngoại nhằm cải tạo chất lượng con giống và thay đổi phương pháp chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi thâm canh.

 

 Các giống Bò thịt

Bò thịt được chọn giống, lai tạo nên có rất đa giạng các loại giống bò, trong đó có một số giống có thể kể đến như: Bò Zêbu là tên gọi chung một nhóm các giống bò u nhiệt đới (Bos indicus), có nguồn gốc ở Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi. Hiện có trên 30 giống bò Zêbu, tập trung chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong thời gian vỗ béo (2- 2,5 tháng trước khi xuất chuồng), bò lai Zêbu, sẽ tăng trọng rất nhanh, mỗi con có trọng lượng 140-170 kg thịt. Nhóm gốc bò thịt cao sản ôn đới, là những giống bò có nguồn gốc Anh hoặc Pháp như các giống Bò: Charolais (Pháp), Sumental (ThụySĩ), Limousin (Pháp), Hereford (Anh), Aberdin Angus (Anh, Mỹ)…. Nhóm giống bò thịt cao sản nhiệt đới, là những giống bò thịt được lai tạo giữa bò thịt ôn đới Châu Âu với một số giống bò Zêbu, trong đó có một tỷ lệ nhất định máu bò Zêbu như các giống: Bò Santagertrudis(Mỹ), Bò Red Beltmon, Bò Drought Master (Úc). Ví dụ: Bò Drought Master có 50% máu bò Indian (Zêbu) và 50% máu bò Shorthorn (Châu Âu), hoặc bò Santa Gertrudis có 3/8 máu bò Grahman (Zêbu) và 5/8 bò Shorthorn (Châu Âu). Giống bò Droughmaster (có nghĩa là Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu hạn). Bò được lai tạo ở ÚC, có 50% máu bò giống ShortHorn (Anh) và 50% máu giống Brahman. Đây là giống bò có nguồn gốc từ Australia. Chúng kháng ve và các bệnh ký sinh trùng đường máu tốt, thích ứng với điều kiện chăn thả ở vùng nóng ẩm hoặc khô hạn. Con trưởng thành có thể tới 700–800 kg. Khả năng tăng trọng và phẩm chất thịt tốt, tỷ lệ thịt xẻ cao.

Giống Bò bò lang trắng xanh Bỉ hay còn gọi là BBB (Blanc-Blue-Belgium) là giống bò chuyên dụng thịt của Bỉ. Bò có màu lông trắng, xanh lốm đốm hoặc trắng lốm đốm và cơ bắp rất phát triển. Bê sơ sinh có khối lượng 45,5 kg. Bê 6-12 tháng tăng trọng bình quân 1.300 gram/ngày. Khi 1 năm tuổi, bê đực nặng 470–490 kg; bê cái 370–380 kg. Trưởng thành bò đực nặng 1.100-1.200 kg, bò cái 710–720 kg. Ở tuổi giết thịt, bê đực 14-16 tháng có tỷ lệ thịt xẻ 66%. Bê F1 BBB sinh ra khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện, môi trường sống. Kết hợp được cả tốc độ phát triển, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt của con bố (bò siêu thịt BBB) và sự thích nghi với môi trường sống của con bò mẹ (bò lai Sind tại Việt Nam). Bê tăng trọng bình quân 25 kg/tháng, cá biệt có con tăng trọng 30 kg/tháng. Dễ nuôi, phàm ăn, lớn nhanh.

Bò Nhật Bản hay còn gọi là Bò Kobe (chữ Nhật: 和牛; phiên âm: Wagyu/Hòa ngưu) là một giống bò thịt của Nhật Bản chuyên dùng để lấy thịt bò với món ẩm thực nổi tiếng là thịt bò Kobe. Bò Kobe thuộc giống bò Tajima-ushi, một giống bò độc đáo của vùng Kobe. Bò Kobe là một trong 3 giống bò cho thịt ngon nhất. Hương thơm nhẹ, vị béo quyện cùng với những thớ thịt mượt làm cho thịt bò Kobe được xếp vào hàng “cực phẩm”. Bò Kobe có thể được chế biến thành bít tết, sukiyaki, shabu shabu,sashimi, teppanyaki và nhiều loại khác. Tại Việt Nam hiện phổ biến là giống Bò vàng Việt Nam là giống bò địa phương, có khối lượng trung bình từ 150–200 kg/con. Do vóc dáng nhỏ bé nên người ta hay gọi nó là loài bò cóc, bò cỏ. Bò dễ nuôi, thích nghi rộng, chống chịu bệnh tốt, thành thục sinh dục sớm và mắn đẻ. Tuy nhiên, do tầm vóc nhỏ bé và tỷ lệ thịt xẻ thấp nên phải lai tạo đàn bò cóc với các giống khác (như bò Sind, bò Brahmau, bò Sahiwal…) để tạo ra những con lai có thể đạt tới 400–450 kg/con.

 

Thị trường Việt nam

– Nhìn chung, nhu cầu sử dụng thịt bò trong đại đa số người dân Việt Nam đang có nhu cầu tăng cao. Theo thông tin của GIBC (Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu), số liệu tính đến tháng 11 năm 2020, mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người là 110kg/người/năm, trong đó thịt bò chiếm 8,3%, tương đương 9,2kg/người năm 2020. Như vậy, trung bình một người dân sẽ tiêu thụ là khoảng 30g/người/ngày.

– Không chỉ có vậy, Việt Nam là nước có tỉ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm cao nhất trên thế giới khi mỗi người dân chi tiêu hơn 30% thu nhập một năm cho việc này, trong đó riêng việc tiêu thụ thịt đã chiếm đến gần 10% thu nhập một người. Con số này vẫn chắc chắn sẽ không dừng lại, khi xu hướng sử dụng thịt bò trên thế giới ngày một tăng, tỉ lệ thịt bò trong bữa ăn trung bình trên thế giới là 25-30%, còn tại Việt Nam, con số khá khiêm tốn, chỉ từ 8-8.5%.

– Trong khi đó, năm 2020 tổng nguồn cầu sản phẩm thịt bò trong nước là 895,16 nghìn tấn/năm, nhưng sản lượng thịt nội địa có thể cung cấp chỉ đạt hơn 372,5 nghìn tấn/năm, và sản lượng bò nhập khẩu là 523 nghìn tấn/năm. Như vậy, nguồn cung trong nước đang còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tế của người dân.

– Các tỉnh miền Bắc, cụ thể là thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Ninh Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… đang được đánh giá là các địa phương có tiềm năng rất lớn trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Với thị trường tiềm năng nhất hiện nay mà chủ đầu tư hướng tới là Hà Nội, chủ đẩu tư cũng đã lên những kế hoạch và chính sách tiếp cận hiệu quả. Vì là một thị trường lớn với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, chủ đầu tư sẽ tập trung đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất cho các trạm trung chuyển ở khu vực ngoại thành Hà Nội, các lò mổ chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, các khu chứa thức ăn có quy mô lớn. Ngoài ra, việc tạo mối liên kết ngành chặt chẽ với các đối tác và các lò mổ trên địa bàn cũng sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và định hướng phát triển thương hiệu bền vững. Đặc biệt hơn, Bắc Ninh, với lợi thế về  điều kiện đất đai, địa hình có cả đồng bằng, trung du, giao thông thuận lợi để phát triển thị trường tiềm năng này, vì vậy, chủ đầu tư đã chọn thực hiện dự án tại đây. Với những chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ưu đãi từ đia phương, Chủ đầu tư đặt mục tiêu chiếm lĩnh 90%-100% thị trường tiêu thụ thịt bò trong tỉnh và các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.

 

5. TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở các thông tin đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng:

– Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi của tỉnh Bắc Ninh và trong mục tiêu phát triển chăn nuôi chung của cả nước, khu vực của Dự án sẽ là một trong những khu chăn nuôi có quy mô lớn, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và trở thành mắt xích quan trọng trong việc thực hiện chính sách của tỉnh Bắc Ninh về việc phát triển ngành chăn nuôi.

– Hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn chưa thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc xuất hiện một Dự án hệ thống trang trại chăn nuôi bò sạch chất lượng cao tập trung tại xã Phú Hòa, huyện Lương Tài với quy mô và hình thức mới mở đầu cho quá trình phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng.

– Dự án được thành lập hoàn toàn phù hợp với quy hoạch và nhu cầu hiện tại cũng như chính sách và đường lối đổi mới phát triển của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

– Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

– Nguồn lao động dồi dào phong phú, cần cù chịu khó, ham học hỏi nên việc triển khai kỹ thuật nuôi bò thịt là tương đối dễ dàng.

– Sự giúp đỡ tư vấn kỹ thuật của các chuyên gia trong ngành cũng như kiến thức được tổng hợp thông qua các nguồn tài liệu, sách báo góp phần nâng cao năng lực tổ chức, triển khai, điều hành dự án hướng tới mục tiêu đã đặt ra.

Tóm lại, Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại, cũng như chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Việc đầu tư Dự án hệ thống trang trại chăn nuôi bò sạch chất lượng cao tập trung tại xã Phú hòa, huyện Lương Tài là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội cho tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cho cả nước nói chung.

 

 

6. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN

Khu vực thực hiện Dự án hệ thống trang trại chăn nuôi bò sạch chất lượng cao tập trung tại xã Phú hòa, huyện Lương Tài.

Huyện Lương Tài nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên 10.591,25 ha, dân số năm 2015 có 101.464 người. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 19° 00’ 00” đến 21° 04’ 12” độ vĩ Bắc; từ 106° 08’ 45” đến 106° 18’ 25” độ kinh Đông.

+ Phía Bắc giáp huyện Gia Bình.

+ Phía Nam và phía Đông giáp tình Hải Dương.

+ Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.

Lương Tài nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt.

– Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm trung bình từ 1300mm đến 1900mm và thường phân bố không đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm 65% đến 80% lượng mưa năm. Nhiệt độ bình quân tháng 23,4°C. Tổng số giờ năng trong năm dao động từ 1530 giờ – 1776 giờ.

– Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh và khô hanh. Nhiệt độ trung bình tháng từ 15 – 22°C, lượng mưa/tháng biến động từ 20mm – 56 mm. Bình quân một năm có hai đợt rét nhiệt độ dưới 13°C kéo dài trên 3 ngày.

+ Nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình > 23°C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình < 20°C.

+ Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83%, thấp nhất là tháng 12 (77%) và cao nhất vào tháng 3, tháng 4 (86 – 88%).

Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện Lương Tài thích hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lượng mưa phân bố không đều trong năm, nắng nóng, bão về mùa mưa, lạnh và hạn về mùa khô để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý.

 

7. QUY MÔ VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG, HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Trên diện tích 12.000 m2 đất, chủ đầu tư phải tiến hành quy hoạch tổng thể dự án để xây dựng phương án phát triển sản xuất. Các nhiệm vụ cụ thể của chủ đầu tư bao gồm:

– Giai đoạn xây dựng: san nền, xây chuồng trại; đào bể bioga; bể lắng; bể xử lý nước thải; nhà vệ sinh, nhà ở công nhân; nhà kho..

– Giai đoạn chăn nuôi sản xuất: Nhập bò giống, tập trung các nguồn lực phát triển đàn bò, trong quá trình nuôi phải luôn đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh. Khi xuất bò phải chủ động tìm thị trường tiêu thụ đầu ra, đảm bảo ổn định sản xuất lâu dài.

Quy mô của dự án:

Quy mô chăn nuôi:

Nuôi khoảng 500 con bò thịt năng suất chất lượng cao từ con lai F1 BBB, tương ứng 200 – 250 tấn thịt bò hơi chất lượng cao xuất chuồng.

Quy mô về xây dựng:

Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong khuôn viên đất khoảng 12.000m2, bao gồm các hạng mục: Nhà xưởng nuôi bò; kho chứa; nhà quản lý; nhà ở công nhân; nhà bảo vệ; hệ thống xử lý chất thải; đường nội bộ; cổng tường rào…

Tiêu chuẩn về khu đất xây dựng dự án.

– Phù hợp với quy hoạch được duyệt.

– Địa thế cao, bằng phang, thoát nước tốt.

– Đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh môi trường.

– Không gần các nguồn chất thải độc hại.

– Đảm bảo có nguồn thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước từ mạng lưới cung cấp chung.

 

8. GIẢI PHÁP ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

– Nguồn gốc: Giống Bò Blanc Bleu Belge (BBB) là giống bò thịt đặc biệt của thế giới được tạo ra từ nhiều giống bò địa phương của Bỉ với bò Shorthorn (Pháp) từ năm 1919. Đây là một trong nhiều thành công lớn của công tác di truyền và tạo giống mới của Bỉ.

– Đặc điểm ngoại hình:

+ Sau hơn 50 năm nghiên cứu tạo giống bò, BBB là giống bò thịt đặc biệt có cơ bắp phát triển siêu trội (hệ thống cơ đôi), ngoại hình đẹp, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao, bò BBB rất hiền lành.

+ Bò BBB có 3 màu lông cơ bản: Trắng, loang xanh và đen do sự phân ly của gien bò Shorthorn.

+ Chúng có thân hình đẹp, chắc nịch, đồ sộ, thân mình trông giống như heo, cầu trúc xương vững chắc, hài hòa với xương sườn tròn, mông không dốc, đuôi dài với túm lông dầy ở cuối, bộ cơ phát triển nhất là cơ mông và đùi sau. Điểm nôi bật là cơ bắp rất phát triển do bò được lai tạo để phát triển đặc biệt vùng thịt đùi sau. Là giống bò thịt to lớn và cơ bắp rất phát triển so với các giống bò khác. Bò xanh Bỉ có bắp thịt rất phát triển, đặc biệt là phần mông.

– Một số tính trạng và chỉ tiêu sản xuất của bò BBB:

+ Trọng lượng sơ sinh bình quân 44kg/con, một năm tuổi đạt trọng lượng 480 -500kg/con;

+ Trọng lượng trưởng thành: Bò đực từ 1.100 – 1.250kg/con có trường hợp đạt 1.400kg/con;

+ Bò cái chửa lứa đầu nặng 700-750kg/con, cái cơ bản (trưởng thành) nặng 850-900kg/con. Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 32 tháng, thời gian mang thai 280 ngày, tỷ lệ đẻ hàng năm 80%, khoảng cách lứa đẻ 14 tháng; Tỷ lệ thịt xẻ đạt: 66 – 70%; Tỷ lệ thịt tinh đạt: 56 – 60%.

 

 

9. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN

– Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

– Tổng mức đầu tư của dự án là 28.500.000.000 đồng (Hai mươi tám tỷ năm trăm triệu đồng) bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Chi phí san lấp và giải phóng mặt bằng; chi phí mua con giống và các chi phí khác.

Chi tiết các khoản chi phí cụ thể như sau:

TT Nội dung Chi phí ĐVT
1 Chi phí xây dựng 15.000.000.000 Đồng
2 Chi phí thiết bị 2.000.000.000 Đồng
3 Chi phí đền bù 1.000.000.000 Đồng
4 Chi phí tư vấn 500.000.000 Đồng
5 Chi phí mua con giống 10.000.000.000 Đồng
TỔNG Đồng

Phân khai theo nguồn vốn :

– Vốn doanh nghiệp tự có:10.000.000.000 đồng

– Vốn vay và các nguồn vốn khác: 18.500.000.000 đồng

 

10. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

– Dự án khởi công tháng 10 năm 2021.

– Thi công hoàn thành vào tháng 2 năm 2022.

 

11. HIỆU QUẢ KINH TẾ

Dự án đầu tư đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò tại xã Phú Hòa,huyện Lương Tài là một mô hình chăn nuôi có quy mô lớn. Dự án tiến hành trên căn cứ theo nhu cầu thị trường và trước những định hướng phát triển của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bản thân và ngoài ra còn đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương và nhà nước thông qua các khoản thuế, lệ phí phải nộp. Dự án cũng đem lại những tác động tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương nói riêng, tỉnh Bắc Ninh và cả nước nói chung. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thu nhập của địa phương, tạo thêm được nguồn thực phẩm sạch, an toàn, vệ sinh, dồi dào phục vụ cộng đồng nhân dân. Tạo thu nhập ổn định theo hướng tăng dần, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho lao động của địa phương làm việc cho trang trại.

TT KHOẢN MỤC ĐVT Năm 1 Ghi chú
A TỔNG DOANH THU CHĂN NUÔI BÒ THỊT 1.000 đồng 21.960.000  
1 Doanh thu từ bán bò thương phẩm (Dự án nuôi với quy mô 500 bò thịt 1.000 đồng 21.600.000
Số lượng kg 240.000
Đơn giá 1.000
đồng/kg
90
2 Thu từ sản phẩm phụ chăn nuôi bò thịt 360.000
 – Thu từ phân bò thải ra (Hằng ngày từ 500 con bò thải từ 15-20 kg phân/ngày) Trong đó: 1/3 lượng phân thải hàng ngày để đưa xuống bể Biogas tạo khí để sử dụng cho đun nấu, sinh hoạt cho công nhân. 2/3 lượng phân còn lại cho vào bao, mỗi bao trung bình 35kg, bán lại bình quân 7.000 đ/bao cho dân và các đối tác trong khu vực sử dụng bón cho rau màu, cây ăn quả thay thế phân hóa học 1.000 đồng 360.000
 + Số lượng Bao 51.429
 + Đơn giá 1.000
đồng/bao
7
B TỔNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI BÒ 1.000 đồng 19.377.629  
1 Chi phí lương nhân viên 1.000 đồng 588.000
2 Chi phí quảng bá sản phẩm 1.000 đồng 200.000
3 Chi phí thức ăn 1.000 đồng 15.036.000
3.1 Chi phí thức ăn tinh 1.000 đồng 4.416.000
* Thức ăn cho bê từ 12-20 tháng tuổi (500 con x 1,5 kg/con/ngày * 8 tháng *30 ngày * 9.200 đồng/kg (230.000đ/bao 25 kg)) 1.000 đồng 1.656.000
* Thức ăn cho bê từ 21-24 tháng tuổi (500 con x 2,5 kg/con/ngày * 4 tháng *30 ngày * 9.200 đồng/kg) 1.000 đồng 2.760.000
3.2 Chi phí thức ăn thô 1.000 đồng 10.620.000
* Thức ăn cho bê từ 12-20 tháng tuổi (500 con x 20 kg/con/ngày * 8 tháng *30 ngày * 1.000 đồng/kg) 1.000 đồng 3.600.000
* Thức ăn cho bê từ 21-24 tháng tuổi (500 con x 30 kg/con/ngày * 4 tháng *30 ngày * 1.000 đồng/kg) 1.000 đồng 5.400.000
3.3 Bổ sung khoáng liếm, vi ta min (500 con * 0,02 kg/con/ngày *12* 30 ngày * 450.000đồng/kg) 1.000 đồng 1.620.000
4 Thuốc và vacxin cho bò 1.000 đồng 1.573.125
4.1 Tụ huyết trùng, LMLM…. (1-2 liều/con/năm) 1.000 đồng 40.000
Số lượng Liều 2.000
Đơn giá 1.000 đồng/liều 20
4.2 Tẩy giun, sán 1.000 đồng 2.333
Số lượng Viên 500
Đơn giá 1.000 đồng/viên 5
4.3 Phun thuốc diệt ve (500 con * 10-20 lần/năm* 120.000 đồng/lần) 1.000 đồng 1.200.000
4.4 Thuốc kháng sinh chữa bệnh , hóa chất KT (so với thức ăn 2,2%) 1.000 đồng 330.792
5 Chi phí khác 1.000 đồng 980.504
Phân bổ công cụ, dụng cụ (vật rẻ mau hỏng) = 1,4 % chi phí thức ăn chăn nuôi 1.000 đồng 210.504
 – Khấu hao chuồng trại, sân chơi (khấu hao trong 15 năm) 7% 1.000 đồng 770.000
6 Chi phí lãi vay 1.000 đồng 1.000.000
C LỢI NHUẬN 1.000 đồng 2.582.371